Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009

Những câu hỏi được đặt ra bởi xung đột pháp luật

Xung đột pháp luật là một phần của pháp luật Anh được thực thi khi chúng ta đương đầu với một vấn đề pháp lý có yếu tố ngước ngoài. Yếu tố nước ngoài có thể biểu hiện dưới nhiều dạng. Ví dụ, một hợp đồng được lập ở Pháp; nó có thể yêu cầu việc chuyển hàng tới Canada. Một tai nạn có thể xảy ra là hậu quả của điều sơ suất ở Italy: lái xe đến từ Paris, người bị thương là người Anh và họ có yêu cầu kiện tụng tại tòa án của Anh. Một bức tranh có thể bị mất cắp từ một triển lãm nghệ thuật tại Dresden và bị tên trộm bán cho một đại lý nghẹ thuật ở Thụy Sĩ, bức tranh này hiện tại được đấu giá ở Luân Đôn và không có gì đáng ngạc nhiên, triển lãm Dresden, đã lần theo dấu vết bức tranh, muốn thu lại bức tranh. Một người phụ nữ Anh thực hiện nghi lễ cưới xin ở Pakistan; cuộc hôn nhân theo dạng hôn thê, sau đó bà ta phát hiện ra “chồng” mình đã có 2 người vợ khác. Bà ta muốn biết địa vị của mình: đã kết hôn hay chưa và hôn nhân này là đa thê hay đơn thê. Nếu ông chồng cố gắng ly hôn với bà vợ thông qua phương pháp được chấp nhận trong tôn giáo của mình (talaq), bà vợ muốn biết... Trên đây là một vài ví dụ về yếu tố nước ngoài. Khi nghiên cứu môn học này các bạn sẽ gặp rất nhiều ví dụ khác nữa.
Xung đột pháp luật đặt ra 3 câu hỏi, hoặc nói cách khác, có 3 mục đích chính của môn học này, đó là:
  • - Thứ nhất, đặt điều kiện theo đó một tòa án có thẩm quyền tiếp nhận một vụ việc. Đây là câu hỏi về thầm quyền (jurisdiction).

  • - Thứ hai, xác định xem quyền của các bên được xác định theo luật nào. Trong tranh chấp hợp đồng, rất cần phải xác định luật điều chỉnh hợp đồng (“luật có thể áp dụng” của hợp đồng). Đây là câu hỏi về lựa chọn luật (choice of law).

  • - Thứ ba, một tranh chấp tại một quốc gia khác, để cụ thể hóa những tình huống mà theo đó phán quyết nước ngoài có thể được công nhận và thực thi ở Anh. Đây là câu hỏi về công nhận và thực thi các phán quyết nước ngoài (recognition and enforcement of foreign judments and arbitral awards).
Hai câu hỏi đầu tiên sẽ phải được đặt ra và trả lời tại bất kỳ thời điểm nào chúng ta đối mặt với một vấn đề có yếu tố nước ngoài. Câu hỏi thứ ba chỉ đặt ra khi có một phán quyết nước ngoài.

(Theo Micheal Freeman - University of London)

Conflict of Laws (Question & Answers)

By Chuah, Jason Chuah, Alina Kaczorowska



  • Publisher: Routledge Cavendish
  • Number Of Pages: 320
  • Publication Date: 2000-03-01
  • ISBN-10 / ASIN: 1859414133
  • ISBN-13 / EAN: 9781859414132
  • Binding: Textbook Binding



Book Description:

QUESTIONS & ANSWERS SERIES The Q&A series is a publishing phenomenon, with total sales now exceeding well over 750,000 copies. This success has been achieved by following the Cavendish Publishing principles of providing students with the text they need, at a price they can afford. Each Q&A contains 50 questions on topics commonly found on exam papers, with comprehensive suggested answers. The titles are written by lecturers who are also examiners, so the student gains important insights into exactly what examiners are looking for in an answer. This makes them excellent revision and practice guides. The books emphasise a clear, logical approach to answering questions, concentrating on form as well as content. The books are organised by topic, with the introduction to each chapter outlining the main points of knowledge needed before questions in that chapter can be answered. Each answer also includes supplementary notes that highlight points of particular difficulty, or which refer to additional or alternative material.

Principles of Conflict of Laws (Principles of Law Series)

By Abala Mayss



  • Publisher: Routledge Cavendish
  • Number Of Pages: 472
  • Publication Date: 1999-01-01
  • ISBN-10 / ASIN: 1859414605
  • ISBN-13 / EAN: 9781859414606
  • Binding: Textbook Binding



Product Description:

This book provides an analysis of the conflict of laws as applicable in English law. It seeks to introduce the subject to students by examining preliminary topics, such as when the rules come into play, the need for application, classification and connecting factors. It includes coverage of the rules on jurisdiction, choice of law in relation to contract, tort, property and damages; and full commentary on the law of domicile, family law and recognition and enforcement of judgments. Since the first edition, English rules on conflict laws have undergone a number of important changes which are incorporated in this new edition. Changes include an extra chapter on judgments in foreign currency as well as an extended section in the chapter on choice of law in tort, incorporating the developments brought about by Parts I and III of the Private International Law (Miscellaneous Provisions) Act 1995.

Adjudicatory Authority in Private International Law (The Hague Academy of International Law Monographs)

By Mehren, A.T. von

(October 31, 2007)
  • Publisher: BRILL
  • Number Of Pages: 420
  • ISBN-10 / ASIN: 9004158812
  • ISBN-13 / EAN: 9789004158818


Product Description:

This book is a revised and expanded version of the General Course delivered by the author at the Hague Academy of International Law in 1996. It contains three parts that discuss theory and practice of adjudicatory authority in private international law in comparative perspective focusing on the United States, Germany and the European Union. The first part examines the foundations and emergence of jurisdictional theory elaborating on the types of adjudicatory authority and the design of jurisdictional provisions. Part two covers basic themes and pervasive issues reflecting, inter alia, on the actor sequitor forum rei principle, choice of forum agreements, forum non conveniens, antisuit injunctions and the lis pendens doctrine. The last part explores the role of international instruments for achieving convergence and harmonization. It analyzes the design of judgments conventions and in particular the efforts of the Hague Conference on Private International Law to foster worldwide harmonization.

=====

Anyone who is in need of this book please leave comments underneath.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2009

Các giáo trình Tư pháp Quốc tế

Tư Pháp Quốc tế với tư cách là một môn học thì có thể khẳng định rằng đây là môn học khó. Tài liệu nghiên cứu Tư pháp quốc tế ở Việt Nam hiện nay không nhiều. Để học tốt môn Tư pháp quốc tế trong chương trình đào tạo cử nhân Luật, các học viên cần tham khảo những giáo trình sau:

1. Giáo trình Tư pháp Quốc tế - ĐH Luật Hà Nội - Tập thể tác giả (Ts.Bùi Xuân Nhự chủ biên) - NXB CAND

Giáo trình của ĐH Luật Hà Nội có thể coi là giáo trình phổ biến nhất trong các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những giáo trình có cách tiếp cận cũ nhất. Độc giả nếu chưa có khái niệm về tư pháp quốc tế sẽ cảm thấy khó hiểu khi tiếp cận ngay chương đầu tiên của cuốn sách. Cuốn giáo trình này cũng không phải là mẫu mực của một cuốn sách khoa học. Người ta rất hiếm thấy những trích dẫn nguồn trong cuốn sách này. Tuy nhiên nó lại được nhiều người xem như là đại diện của quan điểm chính thống về Tư pháp Quốc tế Việt Nam. Vì vậy, cuốn sách nên được đọc cẩn thận để có thể thấy được ưu và nhược điểm của nó. Sách được tái bản hàng năm và có thể mua dễ dàng tại nhà sách của trường ĐH Luật Hà Nội. Giá bìa: 38 nghìn (bản năm 2008)

2. Giáo trình Tư pháp Quốc tế - Khoa Luật ĐHQG Hà Nội

Kết cấu của cuốn giáo trình của Khoa Luật không khác nhiều so với giáo trình của ĐH Luật Hà Nội. Một số phần của 2 cuốn sách này được chia sẻ cùng nhau do cùng một tác giả viết. Độc giả có thể tìm thấy những thông tin cụ thể hơn về lịch sử hình thành các học thuyết Tư pháp quốc tế ở giáo trình của Khoa Luật. Và vì vậy, có thể đánh giá phần chung của Tư pháp quốc tế ở cuốn giáo trình này đem lại một cái nhìn khái quát và nhiều thông tin hơn giáo trình của ĐH Luật.
Nhược điểm lớn nhất của giáo trình của Khoa Luật là nó được viết trước năm 2005 (thời điểm BLDS 2005 được thông qua) nên chưa bắt kịp những cải cách pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp quốc tế Việt Nam do một loạt các văn bản mới điều chỉnh.

3. Tư pháp Quốc tế Việt Nam - Ts. Đỗ Văn Đại & PGS.Ts. Mai Hồng Quỳ - NXB ĐHQG TP HCM

Tư pháp Quốc tế Việt Nam của 2 tác giả Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ là cuốn sách có cách tiếp cận tương đối khác so với các giáo trình truyền thống như đã đề cập ở trên.

4. Tư pháp Quốc tế - Th.s Lê Thị Nam Giang - NXB ĐHQG TP HCM

Cuốn sách RẤT NÊN ĐỌC. Ở một khía cạnh nào đó, cuốn sách sự kết hợp giữa 3 cuốn vừa nêu trên. Cách trình bày khoa học, nội dung rõ ràng, các quan điểm tranh luận cũng được đưa ra khá đầy đủ, có tình huống tham khảo và câu hỏi kiểm tra nhận thức. Đây là tư liệu đọc hiểu dễ dàng dành cho sinh viên nhập môn.

5. Tư pháp Quốc tế - Nhà pháp luật Việt Pháp

Cuốn sách chủ yếu có tính tham khảo về các học thuyết, bổ trợ trong việc nghiên cứu Tư pháp quốc tế.