Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009

Những câu hỏi được đặt ra bởi xung đột pháp luật

Xung đột pháp luật là một phần của pháp luật Anh được thực thi khi chúng ta đương đầu với một vấn đề pháp lý có yếu tố ngước ngoài. Yếu tố nước ngoài có thể biểu hiện dưới nhiều dạng. Ví dụ, một hợp đồng được lập ở Pháp; nó có thể yêu cầu việc chuyển hàng tới Canada. Một tai nạn có thể xảy ra là hậu quả của điều sơ suất ở Italy: lái xe đến từ Paris, người bị thương là người Anh và họ có yêu cầu kiện tụng tại tòa án của Anh. Một bức tranh có thể bị mất cắp từ một triển lãm nghệ thuật tại Dresden và bị tên trộm bán cho một đại lý nghẹ thuật ở Thụy Sĩ, bức tranh này hiện tại được đấu giá ở Luân Đôn và không có gì đáng ngạc nhiên, triển lãm Dresden, đã lần theo dấu vết bức tranh, muốn thu lại bức tranh. Một người phụ nữ Anh thực hiện nghi lễ cưới xin ở Pakistan; cuộc hôn nhân theo dạng hôn thê, sau đó bà ta phát hiện ra “chồng” mình đã có 2 người vợ khác. Bà ta muốn biết địa vị của mình: đã kết hôn hay chưa và hôn nhân này là đa thê hay đơn thê. Nếu ông chồng cố gắng ly hôn với bà vợ thông qua phương pháp được chấp nhận trong tôn giáo của mình (talaq), bà vợ muốn biết... Trên đây là một vài ví dụ về yếu tố nước ngoài. Khi nghiên cứu môn học này các bạn sẽ gặp rất nhiều ví dụ khác nữa.
Xung đột pháp luật đặt ra 3 câu hỏi, hoặc nói cách khác, có 3 mục đích chính của môn học này, đó là:
  • - Thứ nhất, đặt điều kiện theo đó một tòa án có thẩm quyền tiếp nhận một vụ việc. Đây là câu hỏi về thầm quyền (jurisdiction).

  • - Thứ hai, xác định xem quyền của các bên được xác định theo luật nào. Trong tranh chấp hợp đồng, rất cần phải xác định luật điều chỉnh hợp đồng (“luật có thể áp dụng” của hợp đồng). Đây là câu hỏi về lựa chọn luật (choice of law).

  • - Thứ ba, một tranh chấp tại một quốc gia khác, để cụ thể hóa những tình huống mà theo đó phán quyết nước ngoài có thể được công nhận và thực thi ở Anh. Đây là câu hỏi về công nhận và thực thi các phán quyết nước ngoài (recognition and enforcement of foreign judments and arbitral awards).
Hai câu hỏi đầu tiên sẽ phải được đặt ra và trả lời tại bất kỳ thời điểm nào chúng ta đối mặt với một vấn đề có yếu tố nước ngoài. Câu hỏi thứ ba chỉ đặt ra khi có một phán quyết nước ngoài.

(Theo Micheal Freeman - University of London)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét